CVB051

Biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp

Đăng lúc: 21:18 12/01/2021 | Bởi: Vân Anh | Đã xem: 388
Biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp

Theo thống kê, mỗi năm cả nước sản xuất gần 47 triệu tấn lương thực, trên 5 triệu tấn rau và phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt như các chất thải có thể phân hủy (rơm, dạ, bã mía,….) và các chất thải không phân hủy (bao bì, lọ thuốc bảo vệ thực vật,….) Những chất thải này hầu hết đều chưa được xử lý nhưng đã xả trực tiếp ra môi trường. Tình trạng này trở lên đáng báo động khi các sinh vật trước nay vẫn sinh sống trong môi trường đồng ruộng hầu như cần “di cư” để có thể sinh sống, hoặc không thể tiếp tục sinh sản duy trì giống loài,…. Thực tế hiện nay, khi chúng ta ra đồng, ruộng rất khó để có thể bắt gặp các loại cá cờ, cua, ếch,…..tại đây. Điều này minh chứng rằng môi trường đất canh tác nông nghiệp đang bị “đầu độc” một cách trầm trọng, nếu tình trạng như vậy không được xử lý kịp thời, nguồn tài nguyên tự nhiên sử dụng trong hoạt động canh tác nông nghiệp dần suy thoái, điều này ảnh hưởng đến năng suất nông sản chất lượng cao mà chúng ta vẫn luôn tự hào xuất khẩu số lượng lớn ra thị trường quốc tế.

Hình ảnh mang tính chất minh họa: Nông dân cung cấp chất bảo quản thực vật quá liều gây ô nhiễm đất trồng

Theo tính toán, trên mỗi ha canh tác, bình quân nông dân nước ta hiện nay sử dụng khoảng 125kg đạm nguyên chất và 80 kg lân nguyên chất. Các nhà khoa học cho biết các cây trồng mới chỉ hấp thu ít hơn 30% chất bảo vệ thực vật, 70% còn lại tan trong nước và ngấm vào đất và gây ô nhiễm môi trường, tồn dư trong nông sản,  phát thải khí nhà kính. Kết quả đánh giá của các nhà khoa học cũng cho thấy, bà con nông dân sử dụng trung bình khoảng 8,7 kg thuốc bảo vệ thực vật cho mỗi ha canh tác. Theo nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, tỷ lệ bám dính vào bao bì trung bình là 1,85% và được thải ra môi trường cùng với bao bì đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nông dân như làm giảm đa dạng sinh học, tồn dư trong nông sản và gây một số các bệnh nan y cho bà con nông dân. Ở đa số vùng sản xuất nông nghiệp, việc thu gom, xử lý chất thải bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều hạn chế nên đã làm trầm trọng hơn ô nhiễm môi trường và sức khỏe bà con nông dân.

Hiện nay điều kiện áp dưng khoa học vào nông nghiệp nước ta có những chuyển biến tích cực, Thay vì cắt tận gốc và phơi rơm, dạ, bã mía,…tận dụng để dử dụng trong sinh hoạt (đun nấu, độn chuồng nuôi gia súc, gia cầm,….) thì người nông dân cắt ngang cây bằng máy, tuốt lấy hạt xả phế phẩm nông nghiệp tại ruộng, sau khi tự khô sẽ thu gom lại và đốt, khí thải từ khói rơm, dạ ảnh hưởng ít nhiều đến bầu không khí xung quanh. Đối với có truyền thống nông nghiệp lâu đời như Việt Nam mà nói, lượng khói này ảnh hưởng rất nhiều đến bầu khí quyển.

Để giảm thiểu tối đa tác động của viêc canh tác nông nghiệp đến môi trường tự nhiên, chúng tôi cung cấp một số giải pháp trước mắt để bà con nông dân cải thiện dần thói quen gây ô nhiễm mối trường khi canh tác đất.

Đối với phế phẩm sinh học sau chồng trọt: Bà con nên tiếp tục tận dụng rơm, dạ để ủ phân. Như vậy có tác động tích cực đối vớ mọi mặt. Nếu bà con tếp tục sử dụng rơm, dạ để lót chuồng ủ phân, không những giảm thiểu được lượng khói đốt thải vào khí quyển mà loại phân ủ hữu cơ này còn đem lại chất dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho cây trồng mà không để lại lưu lượng dư thừa tích tụ làm ô nhiễm đất.

+ Khi ủ làm phân bón hữu cơ sinh học bà con cần thực hiện theo các bước sau.

* Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Diện tích đủ rộng để tạo một đống ủ cho lượng rơm, rạ mà bà con thu gom được, cần đào hố lèn chặt đáy hố, trải bạt hoặc nilon dưới đáy và chất đống thật chặt.

* Bước 2: Xử lý nguyên liệu sơ bộ, loại bỏ các tạp chất như nilon, đất.

* Bước 3: Ủ nguyên liệu: xếp một lớp chất thải, mỗi lớp dảy 50cm, sau đó bà con mua và tưới các loại chế phẩm sinh học trên mỗi lớp. Hiện nay, loại chế phẩm này được bán rất phổ biến tại các cửa hàng thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp. Sau khi bổ sung chế phẩm bà con tiếp tục xếp thêm các lớp rơm rạ khác. Bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm phù hợp (40 -50%). Để kiểm tra độ ẩm, bà con nông dân cầm và nắm thật chặt nắm rơm rạ, nếu có nước rỉ ra các kẽ ngón tay là đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Dùng bạt hoặc nilon phủ toàn bộ đống ủ để vừa tránh mưa, tăng nhiệt độ trong cho đống ủ.

* Bước 4: Đảo trộn nguyên đống ủ: Sau 15 ngày khi đống ủ bi phân hủy, chiều cao đống ủ giảm, để tăng hiệu quả, bà con nông dân có thể đảo đống ủ nếu có đủ nhân lực.

– Đối với bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

+ Ngoài việc sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm, sau khi sử dụng bà con cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên đồng ruộng.

+ Các địa phương cần có các quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom đưa đi xử lý theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Thể lệ đăng bài

THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI       1. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT đăng tải các bài báo khoa học công bố các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung khoa học mới, các bài tổng quan về ngành nông nghiệp và PTNT chưa gửi đăng ở bất kỳ loại hình báo chí nào....

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 19
  • Hôm nay: 1300
  • Tháng hiện tại: 66463
  • Tổng lượt truy cập: 1307994
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn